Trị bệnh nấm cho ếch

(TTCT) - Bệnh nấm ở ếch do vi khuẩn nấm Achya sp gây ra khiến toàn thân hay ở bẹn, nách ếch có những búi nấm trắng có thể thấy bằng mắt thường. Nếu kịp thời điều trị, có thể khắc phục được và tránh sự lây lan ra cả đàn. Trong bài viết này, 'trại ếch chú Tăng' có tham khảo những kiến thức từ DOPA và xin chia sẻ tới quý bà con cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh nấm ở ếch.

1. Nguyên nhân
  • Do nấm Achya sp gây ra.
2. Triệu chứng
  • Toàn thân hay ở bẹn, nách ếch có những búi nấm trắng có thể thấy bằng mắt thường.
(Ếch bị nấm xuất hiện búi nấm trên lưng)
(Ếch bị nấm xuất hiện búi nấm trên lưng)

3. Phòng bệnh
  • Không có cách điều trị nào tốt bằng việc quản lý môi trường nuôi tốt. Cần vệ sinh kĩ chuồng nuôi, ao nuôi, nguồn nước.
  • Vệ sinh chuồng nuôi, ao nuôi, tráng nuôi thường xuyên.
  • Trước khi thả con giống, cần tắm bằng thuốc tím hoặc iodine,... để hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn.
  • Tăng cường đề kháng cho con ếch bằng tỏi, cỏ mực (thân tím), vitamin C, men tiêu hóa, định kỳ diệt giun sán.
4. Chữa bệnh

Có nhiều bài thuốc để điều trị căn bệnh này. Dưới đây là một liệu trình hoàn chỉnh để chữa trị bệnh nấm, ghẻ lở ở con ếch nuôi cho các bạn tham khảo:

4.1. Tắm ếch, tạt bể – tráng – chuồng nuôi bằng Anirat

Thuốc trị nấm ếch Anirat
(Sử dụng ANIRAT tắm, tạt cho ếch để tiêu diệt vi khuẩn nấm)
  • Tắm ếch bệnh 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày.
  • Tỉ lệ pha: 10ml hòa 100 lít nước phun đều lên đàn ếch.
4.2. Bổ sung kháng sinh Gentacin

Kháng sinh phổ rộng Gentacin
(Thuốc kháng sinh Gentacin trị nấm, khuẩn,...)
  • Bổ sung liên tục trong 5 ngày
  • Tỉ lệ trộn: 3g-5g/kg thức ăn
  • Lưu ý: Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng. Kháng sinh thường mất tới 27 ngày mới có thể đào thải hết ra khỏi cơ thể con ếch, vậy người nuôi nhớ chú ý thời gian này để xuất ếch thịt, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng thịt ếch.
4.3. Bổ sung Vitamin C

Vitamin C bổ sung cho ếch giúp tăng đề kháng
(Vitamin C bổ sung cho ếch giúp tăng đề kháng)
  • Giúp tăng cường đề kháng cho con ếch
  • Trộn theo tỉ lệ 3g-5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 ngày.
4.4. Bổ sung men tiêu hóa

Men tiêu hóa cho ếch Enzym Frog
(Men tiêu hóa cho ếch Enzym Frog)
  • Giúp ếch tiêu hóa tốt hơn, ít bị chướng hơi và các bệnh do tiêu hóa không tốt, tránh bị lồi dom.
  • Trộn theo tỉ lệ 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 đến 3 ngày.
4.5. Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm

Trong nguồn nước đã tồn tại vi khuẩn, nấm gây bệnh, vậy nên để trị tận gốc, người nuôi cần sát khuẩn, vệ sinh nguồn nước đã bị ô nhiễm.
  • Tiến hành sát khuẩn bằng các thuốc như: BKC, FBK,...
  • Tạt thuốc 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 ngày. Tạt vào 9 đến 10 giờ sáng, thời tiết không mưa.
  • Tỉ lệ 1 lít/3000m3 nước.
  • Nên bật sục khí oxy.
Dung dịch BKC khử trùng nước
(Dung dịch BKC khử trùng nước)

Dung dịch FBK: Trị lở loét, diệt virus, vi khuẩn
(Dung dịch FBK: Trị lở loét, diệt virus, vi khuẩn)

4.6. Cải tạo nguồn nước bằng vi sinh

Dùng vi sinh cải tạo nguồn nước
(Dùng vi sinh cải tạo nguồn nước)
  • Sử dụng Dobio Nitro để cải tạo nguồn nước.
  • Dùng 1 gói cho 5000m3 nước.
  • Tạt liên tục  từ 5-7 ngày vào buổi tối.
Trên đây là những chia sẻ từ trại ếch chú Tăng xung quanh chủ đề phòng ngừa và điều trị bệnh nấm ở con ếch. Những thông tin này được tổng hợp và có sự chia sẻ, góp ý của DOPA, đơn vị cung cấp thuốc thủy hải sản uy tín. Rất mong những thông này hữu ích với người chăn nuôi.

Quý bà con có nhu cầu tham quan, trao đổi, ủng hộ sản phẩm, vui lòng liên hệ với Trại theo thông tin chi tiết:
  • Địa chỉ: Trại ếch chú Tăng: Đội 5 thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, tp. Hải Phòng
  • Điện thoại: Chú Tăng - 0868676616 hoặc anh Lập - 0911.16.07.84 hoặc bạn Huế - 0987.979.464
  • Email: lap.phamduc.cnt@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/hanhkhachcuoicung

Xin chân thành cảm ơn quý bà con và mong một vụ mùa bội thu, bớt nhọc nhằn.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn